1. Thủ tục chuyển tuyến: 1
- Bác sĩ thăm khám và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.
- Ký và Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến.
- Căn cứ tình trạng bệnh lý của người bệnh và điều kiện thực tiễn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh lựa chọn hình thức, phương tiện vận chuyển phù hợp.
- Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp.
2. Lưu ý chuyển tuyến trong trường hợp cấp cứu: 1
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển;
- Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển: 2
- Xe cứu thương hoặc phương tiện vận chuyển phù hợp khác;
- Trang thiết bị y tế, thuốc cấp cứu sử dụng cho người bệnh (nếu cần) trong quá trình vận chuyển;
- Người hộ tống là bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh có nhiệm vụ theo dõi, xử trí kịp thời diễn biến bệnh lý của người bệnh trong quá trình vận chuyển và vận chuyển người bệnh theo kỹ thuật phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh.
3. Nơi cấp giấy chuyển tuyến: 4
- Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
- Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi.
4. Quyền lợi bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến
- Khi người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh chữa bệnh đúng tuyến (Các hình thức và điều kiện chuyển tuyến khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế 2016) thì người bệnh được hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế tương ứng với mã đối tượng của người tham gia bảo hiểm y tế (Đối tượng và mức hưởng bảo hiểm y tế 2016).
- Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn. 3
5. Thời hiệu của giấy chuyển tuyến 4
- Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký;
- Ngoài ra, khi người bệnh mắc các bệnh, nhóm bệnh thuộc danh mục các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng giấy chuyển tuyến trong năm dương lịch (danh mục các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng giấy chuyển tuyến trong năm dương lịch) thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.
BA. Jerry Quan
Giám đốc Chăm sóc khách hàng
* Tham khảo thêm:
- Các hình thức và điều kiện chuyển tuyến khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế 2016
- Đối tượng và mức hưởng bảo hiểm y tế 2016
- Danh mục các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng giấy chuyển tuyến trong năm dương lịch
* Nguồn:
- Thông tư số 14/2014/TT-BYT, ngày 14/04/2014 của Bộ Y tế về việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT
- Thông tư số 40/2015/TT-BYT, ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
* Chú thích:
- 1 Thông tư số 14/2014/TT-BYT, điều 7
- 2 Thông tư số 14/2014/TT-BYT, điều 8
- 3 Thông tư số 40/2015/TT-BYT, điều 11, khoản 5
- 4 Thông tư số 40/2015/TT-BYT, điều 12, khoản 1